Hội Ðồng Mục Vụ tại Giáo Xứ
Parish Pastoral Council

 

Công đồng Vatican II không minh nhiên đòi hỏi phải thành  lập các Hội Đồng Mục Vụ tại Giáo xứ. Tuy nhiên, Công Đồng đã cho rằng nên thành lập một Hội Đồng Mục vụ cấp Giáo phận (DC 27c). Do tính thực tế, những nhà làm luật 1983 nghĩ rằng không buộc phải thành lập Hội Đồng ấy ở cấp Giáo phận ( Can. 511) hay ở cấp Giáo Xứ (Can.536).


Can. 511 - In each diocese, to the extent that pastoral circumstances recommend it, a pastoral council is to be established whose responsibility it is to investigate under the authority of the bishop all those things which pertain to pastoral works, to ponder them and to propose practical conclu¬sions about them.


** Trong mỗi Giáo phận, tùy theo hoàn cảnh mục vụ thúc đẩy, nên thành lập Hội Đồng Mục Vụ, với trách vụ là, dưới quyền của Giám mục, lo nhgiên cứu, cân nhắc và đề ra những phương án thực tiển về tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động mục vụ trong Giáo phận.


Can. 536 - § 1.
After the diocesan bishop has listened to the presbyteral council and if he judges it opportune, a pastoral council is to be established in each parish; the pastor presides over it, and through it the Christian faithful along with those who share in the pastoral care of the parish in virtue or their office give their help in fostering pastoral activity.


** Nếu Giám Mục Giáo phận xét thấy lợi ích thuận lợi, sau khi tham khảo ý kiến với Hội Đồng Linh Mục, thì trong mỗi Giáo xứ nên thành lập một Hội Đồng Mục Vụ, do Cha chính xứ chủ toạ, và trong đó, các tín hữu cùng với những người chiếu theo chức vụ tham gia vào việc chăm sóc mục vụ trong Giáo xứ cùng với sự đóng góp sự cộng tác của mình cho việc nuôi dưỡng sinh hoạt mục vụ.


Như vậy việc thành lập các Hội Đồng Mục Vụ tại Giáo xứ tùy thuộc vào sự phán đoán của Giám Mục Giáo phận, nếu ngài xét thấy thuận lợi, sau khi hội ý với Hội Đồng Linh Mục.


**Đức Giám Mục Giáo phận Dallas khuyến khích các Giáo xứ thành lập Hội Đồng Linh Mục, theo sự hướng dẫn của Giáo phận, và qua đó Cha chính xứ sẽ tham khảo ý kiến về những vấn đề Mục vụ.


The Bishop of the Diocese of Dallas encourages every parish to establish a Parish Pastoral Council, according to the guidelines, through wich the pastor can consult regarding pastoral issues.


Theo tinh thần Giáo luật số 536(1): Đức Giám Mục Giáo phận phải thành lập  một Hội Đồng Mục Vụ, trên nguyên tắc, tại Giáo xứ trong Giáo phận của ngài. Nếu trên thực tế, không thể nào thành lập trong mỗi Giáo xứ, thì ít ra ngài phải tạo sự thuận lợi để thành lập Hội Đồng Mục Vụ ấy. Nếu các quy định trong trong số 536(1) tạo nên một cái khung pháp lý khá chung chung, thì khoản (2) của Giáo luật số 536 nêu lên những tiêu chuẩn rõ ràng để Giám Mục áp dụng cho Giáo phận ngài.


**Can. 536 (2)-
This Pastoral Council possesses a consultative vote only and is governed by norms determined by the diocesan bishop.


** Hội Đồng Mục Vụ chỉ có quyền tư vấn, và được điều hành theo những quy chế do Giám Mục Giáo phận đã quy định.


Thường thường vì muốn theo Giáo luật, Giám Mục Giáo phận sẽ quy định những quy chế này, nhưng vẫn lưu ý đến những điều đã được min font-size: medium;h nhiên dự định cho Hội Đồng Mục Vụ. Xin đọc lại Giáo luật số 511 ở trên.


Những tiêu chuẩn chọn thành viên Hội Đồng Mục Vụ theo Giáo luật.


**Can. 512 - §1.
The pastoral council consists of Christian faithful who are in full communion with the Catholic Church, clerics, members of insti¬tutes of consecrated life and especially lay persons, who are designated in a manner determined by the diocesan bishop.


** Hội Đồng Mục Vụ gồm các tín hữu đang thông hiệp trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, hoặc là giáo sĩ hoặc các phần tử các Dòng Tu và nhất là giáo dân; tất cả đều được chỉ định theo các thức do Giám mục Giáo phận ấn định.


Can. 512-§ 2. The Christian faithful who are appointed to the pastoral council are to be so selected that the entire portion of the people of God which constitutes the diocese is truly reflected, with due regard for the diverse regions, social conditions and professions of the diocese as well as the role which they have in the apostolate, either as individuals or in conjunction with others.


** Các tín hũu được cử vào Hội Đồng Mục Vụ cần được lựa chọn cách nào đó để có thể phản ảnh được thành phần dân Chúa tạo thành Giáo phận, dựa vào các vùng khác nhau của Giáo phận, các điều kiện xã hội và nghề nghiệp, và cả vai trò mà các tín hữu tham gia vào hoạt động tông đồ hoặc với tư cách cá nhân hay liên hiệp với những người khác.


Can.512-§3.
No one except Christians of proven faith, good morals and outstand¬ing prudence are to be appointed to the pastoral council.


** Chỉ nên đề cử vào Hội Đồng Mục Vụ những tín hữu minh chứng niềm tin vững mạnh, hạnh kiểm tốt và khôn ngoan.


Ai là thành viên của Hội Đồng Mục Vụ?


Theo tinh thần Giáo luật số 536 (1) có ba hạng thành viên. Hai hạng đầu gồm những thành viên chiếu theo luật: trước hết là Linh mục chính xứ: Chiếu theo Giáo luật số 515 (1) và 519 dưới đây


Can. 515 - § 1.
A parish is a definite community of the Christian faithful established on a stable basis within a particular church; the pastoral care of the parish is entrusted to a pastor as its own shepherd under the authority of the diocesan bishop.


** Giáo xứ là một cộng đoàn tín hữu được thiết lập bền vững ở trong Giáo Hội điạ phương, và việc săn sóc mục vụ được ủy thác cho Cha chính xứ làm chủ chăn riêng, dưới quyền của Giám Mục Giáo phận.


Giáo luật số 519 cũng minh định rằng:


Can. 519
- The pastor is the proper shepherd of the parish entrusted to him, exercising pastoral care in the community entrusted to him under the authority of the diocesan bishop in whose ministry of Christ he has been called to share; in accord with the norm of law he carries out for his commu¬nity the duties of teaching, sanctifying and governing, with the cooperation of other presbyters or deacons and the assistance of lay members of the Christian faithful.


** Cha chính xứ là chủ chăn riêng của Giáo xứ đã được giao phó, và thi hành việc chăm sóc mục vụ của cộng đoàn đã được Đức Giám Mục Giáo phận ủy thác, vì được gọi thông hiệp với Giám Mục vào tác vụ của Chúa Kitô, ngõ hầu chu toàn nhiệm vụ giảng dạy, thánh hóa và cai quản đối với cộng đoàn ấy, với sự cộng tác của các Linh mục khác hoặc với các Phó tế, và cả sự  hợp tác của các giáo dân, theo quy chế ấn định.


Trong trường hợp thiếu Linh mục 517 xác định rằng:


Can. 517 - § I.
When circumstances require it, the pastoral care of a parish or of several parishes together can be entrusted to a team of several priests in solidum with the requirement, however, that one of them should be the moderator in exercising pastoral care, that is, he should direct their combined activity and answer for it to the bishop. 

   §2. If the diocesan bishop should decide that due to a dearth of priests a participation in the exercise of the pastoral care of a parish is to be entrusted to a deacon or to some other person who is not a priest or to a community of persons, he is to appoint some priest endowed with the powers and faculties of a pastor to supervise the pastoral care.


**(1) Khi những hoàn cảnh đòi hỏi, việc săn sóc mục vụ của một Giáo xứ, hoặc của nhiều Giáo xứ cùng một lúc, có thể ủy thác cách liên đới cho nhiều Linh mục, miễn là một trong các ngài phải là truởng ban điều hành việc săn sóc mục vụ; vị này hướng dẫn công việc hoạt động chung và chịu trách nhiệm trước Giám mục.

(2). Nếu vì thiếu Linh mục, Giám mục Giáo phận xét thấy cần phải ủy quyền sự tham gia thi hành công tác mục vụ cho một phó tế hoặc cho một người nào khác không có chức Linh mục, hoặc cho một cộng đoàn, thì ngài cần phải đặt một Linh mục có thầm quyền và năng quyền cho một Linh mục chính xứ để lo điều hành việc săn sóc mục vụ.


** Thành phần thứ hai là những người tham dự vì có trách nhiệm coi sóc mục vụ tại Giáo xứ, những người này là những vị giữ một chức vụ hay một giáo vụ theo khoản Giáo luật số 145 (officium)


Can. 145-(1).
An ecclesiastical office is any function constituted in a stable manner by divine or ecclesiastical law to be exercised for a spiritual purpose.

(2) The obligations and the rights proper to individual ecclesiastical  offices are defined either in the law by which the office is constituted  or in the decree of a competent authority by which it is a the same time constituted and conferred.


(1). Giáo vụ là bất cứ một nhiệm vụ nào được thiết lập cách bền vững do lệnh của Thiên Chúa hay của Giáo Hội để theo đuổi mục tiêu thiêng liêng.

(2) Các nghĩa vụ và quyền lợi riêng từng giáo vụ thì được xác định hoặc do luật đã thiết lập giáo vụ, hoặc do nghị định của nhà chức trách có thẩm quyền thiết lập và đồng thời trao phó chức vụ.


Ví dụ như linh mục phó xứ hay thầy phó tế được cắt cử phục vụ giáo xứ, chứ không chỉ là những ai thực thi một trách vụ mà thôi (munus).

Thành phần thứ ba của Hội Đồng Mục Vụ là các tín hữu như Giáo luật số 536 (1) nên lên.


Quyền chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ

Theo Giáo luật số 536 (1) thì quyền chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ thuộc về Linh mục chính xứ. Về phương diện thần học, rõ ràng là người phục vụ cộng đoàn nhờ chức thánh phải chủ sự Thánh lễ. Ngài can thiệp in persona Ecclesiae, cầu nguyện và dâng lễ nhân danh mọi người, đồng thời ngài cũng hiện diện in persona Christi, hầu cho Chúa Kitô hành động một các bí tích, vì Chúa Kitô là Đấng Trung Gian duy nhất, vị Chủ Chăn tuyệt đối của dân Người. Thế nhưng Thánh lễ là mẫu mực cho mọi hoạt động Giáo Hội. Theo hình ảnh của việc chủ sự Thánh lễ, việc chủ trì một cộng đoàn không phải là một hành động riêng lẻ, nhưng là điều khiển một hành động mà mọi người đều góp sức. Khi cộng đoàn Giáo xứ họp nhau để thẩm tra tư cách trung thành của mình đối với Tin Mừng và tự vấn về chứng từ của mình, thì xét theo thần học, hoạt động hiệp đoàn đó rõ ràng phải được chủ trì bởi Linh mục chính xứ. Ở đây Giáo luật nên lên một chân lý thần học.


Tuy nhiên, đối khi việc chủ trì Hội Đồng Mục Vụ được trao phó cho một giáo dân. Đó là vì nhiều lý do, đặc biệt là muốn cho giáo dân ý thức trách nhiệm và mong muốn cho nhóm trở nên năng động hơn. Theo chiều hướng này, vì sao lại không trao việc linh hoạt các buổi họp cho một giáo dân có khả năng chuyên môn và được xem là “linh hoạt viên” của Hội Đồng? Ngay nay, Linh mục chính xứ và một giáo dân khác làm thư ký, sẽ tạo thành ban thường vụ Hội Đồng, và chính họ sẽ triệu tập, đề ra chương trình và theo dõi việc thực hiện. Phân biệt việc linh hoạt và việc chủ trì sẽ đảm bảo hiệu quả cho việt linh hoạt và tính chất khả tín cho việc chủ trì, bởi vì trong Hội Đồng Mục Vụ cũng như trong Thánh lễ, cũng như những sinh hoạt khác trong đời sống Giáo Hội, Linh mục chính xứ không phải là người làm hết mọi sự và nói hết mọi điều.


Cần phải đề cập một vấn đề cuối cùng và có lẽ là vấn đề gai góc nhất.

Giáo luật minh nhiên nói rằng “Hội Đồng Mục Vụ chỉ có quyền tư vấn” (536. (2). Câu này là một câu không rõ nghĩa về vấn đề thần học. Chắc hẳn các nhà làm luật muốn nói rằng Hội Đồng Mục Vụ không có quyền tranh cãi. Chúng ta phải hiểu rằng Hội Đồng Mục Vụ không phải là một hiệp hội theo nghĩa trần thế. Tính cách tư vấn của một Hội Đồng trong Giáo Hội không chỉ hạn hẹp trong vấn đề “góp” ý cho vị có thẩm quyền mục vụ. Nhưng họ được tham vấn vì tư cách là những người đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy và vì được đặc sủng riêng của họ, từ các ơn đặc biệt đến các ơn thường mà nhiếu người đã lãnh nhận được. Mọi gtiáo dân đền có quyến và có bổn phận phát biểu về mức độ sống Tin Mừng và chứng từ của Giáo xứ. Vì thế Linh mục chính xứ tham khảo với những thành viên của Hội Đồng Mục Vụ về các ý kiến để ngài đối chiếu ý kiến mình với ý kiến của mọi người, với những ý kiến khác mình và đôi khi trái ngược với ý kiến mình.


Thực ra, tính chất tư vấn của Hội  Đồng Mục Vụ không phải là nơi phát biểu ý kiến, mà là một nơi cộng tác. Sự cộng tác này được thực hiện “với sự góp phần của mọi người”. Tuy nhiên vị có thẩm quyền mục vụ là ngưòi duy nhất có quyền quyết định, hay nói đúng  hơn, là người duy nhất quyết định sau cùng, nghĩa là khi sự cộng tác đã được chín mùi, qua những đối chiếu ý kiến. Ngài có quyền quyết định tối hậu.


Trong lòng Hội Đồng Mục Vụ, Linh mục chính xứ là người duy nhất quyết định, nhưng ngài không thể là người duy nhất soạn thảo. Khi một cộng đoàn Giáo Hội họp lại, những phương án được mọi người soạn ra, nhưng không phải mọi người có quyền quyết định. Chính vị có thẩm quyền mục vụ mới có quyến quyết định.


Theo quy chế của Giáo phận Dallas

Pastor: While he normally does not chair the meeting, the pastor presides at all pastoral council meetings, assist in setting the agenda and actively listens to the council’s deliberations. When appropriate, the pastor may assist the council in developing a consensus around a particular issue by sharing information, providing his own perspectives, or identifying  common elements or areas of agreement that seem present in the council’s discussion. The pastor, as minister of governance in the parish is the final authorizer of any course of action. The pastor should  set the context for the council’s discussion by sharing Church teaching and /or setting the parameters for acceptable alternatives. (Guidelines Parish Pastoral Councils for Diocese of Dallas)

** Cha chính xứ: Thường thì trong các buổi họp, Cha chính xứ không phải là người điều khiển, Cha chính xứ là người chủ tọa tất cả những buổi họp của Hội Đồng Mục Vụ, để trợ giúp trong việc thiết lập chương trình nghị sự và tích cực lắng nghe những thảo luận của hội đồng. Vào lúc thích hợp, Cha chính xứ có thể trợ giúp hội đồng trong việc khai triển những việc đồng thuận xoay quanh vấn đề đặc biệt bằng cách chia sẻ tin tức, cung cấp những quan điểm riêng của mình, hoặc xác định các yếu tố thông thường hay những lãnh vực thoả hiệp mà xem ra đang được thảo luận trong hội đồng. Cha chính xứ, người hành sự quyền cai quản giáo xứ, là người có thẩm quyền tối hậu về bất cứ một đường lối hoạt động nào. Cha chính xứ cần phải thiết lập bối cảnh cho cuộc bàn thảo của hội đồng bằng cách chia sẻ điểu giảng dạy của Giáo Hội và /hoặc thiết lập những bậc thang giá trị để có thể chấp nhận được.(Hường dẫ của Giáo phận Dallas về Hội Đồng Mục Vụ).


Tóm lại:
Để lượng giá và đưa ra những kết luận thực hành hầu sốn cho phù hợp với Tin Mừng. Hội Đồng Mục Vụ tại Giáo xứ là một tổ chúc cộng tác, và do đó có thể soạn thảo những phương án mục vụ mà quyền quyết định tối hậu thuộc về Linh mục chính xứ.


Lm. Joseph Nguyễn Vân Sơn

Dựa theo:

Les Communauteùs Paroissiales
Droit canonique et perspectives Pastorales.
Msgr. Aphonse Borros.


Creating and Effective Parish Pastoral Council
Robert G. Howes.
  
Guidlines Parish Pastoral Councils
For the Diocese of Dallas.

 
© 2009-2024 Sacred Heart of Jesus Parish, All Rights Reserved.
Sacred Heart of Jesus Parish
2121 N. Denton Drive Carrollton, Texas 75006
972-446-3461 (Office) 425-212-7144 (Mobile) 972-242-8360 (Rectory) 972-446-9551 (Fax)